Monday, June 22, 2009

Einstein (1879-1955) Nhà Vật lý học, cha đẻ thuyết Tương Ðối và bom nguyên tử

Einstein (1879-1955) Nhà Vật lý học, cha đẻ thuyết Tương Ðối và bom nguyên tử. Dù đã mất từ năm 1955, ngày nay Albert Einstein vẫn còn cái để dạy cho chúng ta. Lần này là một bài học về khoa học thần kinh, và có lẽ là cả bài học về nuôi dạy trẻ. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng chất xám trong bộ não đã sản sinh ra một loạt đột phá khoa học, bao gồm cả Thuyết Tương Đối, các nhà nghiên cứu Canada đã đi đến kết luận: Bộ não của Einstein thật sự khác lạ. Đặc biệt là họ đã phát hiện thấy phần não liên quan đến việc lập luận toán học rộng hơn 15% so với bình thường, và không bị phân chia bằng một nếp gấp như vẫn thường thấy trong não của tất cả chúng ta.
Bộ não của Einstein là một mẫu vật có giá trị vì những lý do vượt ra ngoài việc Einstein có năng lực suy nghĩ siêu phàm. Trước hết là, não của ông có hình dạng cực tốt khi ông không còn dùng đến nó. Định mệnh đã can thiệp vào chuyện này bằng cách đã cho ông cái chết đột ngột, ông bị phình tắc động mạch chủ bụng. Einstein đã biết trước và đã sắp xếp để lại bộ não của mình cho các nhà khoa học nghiên cứu. Chính vì vậy, trong vòng 7 giờ sau khi Einstein mất, não của ông đã được lấy ra khỏi hộp sọ. Để tránh bị hư hỏng, nó đã được tiêm, và rồi được treo lơ lửng trong Formalin. Sau đó, bộ não của ông được đo đạc, chụp ảnh và cắt nhỏ thành 240 khối nhỏ, mỗi khối có kích thước như một thỏi đường. Các khối này được ngâm trong celloidin và một số đã được cắt thành những phần nhỏ hơn để xét nghiệm bằng kính hiển vi.
Những gì mà Einstein cho phép những người khác làm với chính bộ não của mình trong khi ông vẫn còn dùng đến nó đã khiến cho mẫu vật não mà ông để lại hữu ích hơn nhiều. Tự đánh giá có cái gì đó đặc biệt trong cách mà não của chính mình làm việc, Einstein đã cố gắng hết sức để giúp cho các nhà khoa học đồng nghiệp làm sáng tỏ bí ẩn này, bằng cách đồng ý xét nghiệm điện não để ghi lại hoạt động sóng não của mình. Ông cũng chấp nhận các cuộc phỏng vấn, trong đó ông giải thích là ông đã giải quyết các vấn đề như thế nào. Cách giải thích của ông nghe hết sức lạ thường. Có lần Einstein nói: "Chữ dường như chẳng có vai trò gì, mà là có ít hay nhiều các hình ảnh rõ ràng". Quan sát này đã cung cấp manh mối lâm sàng cho Sandra F.Witelson, trưởng nhóm nghiên cứu đại học McMaster, nhóm này xem ra đã khám phá ra bí ẩn bộ não của thiên tài Einstein.
BỘ BẢN ĐỒ NÃO
Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại thường hồ nghi: Các chức năng khác nhau có mối liên hệ với các phần khác nhau của não? Đặc biệt, họ chú ý thấy những cú đấm vào đằng sau sọ có thể gây mù lòa. Điều này càng được khẳng định một cách khoa học hơn trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ I bởi các bác sĩ phẫu thuật trong quân đội Đức, những người đã phẫu thuật binh lính bị thương ở đầu. Ngày nay, đã có một "bộ bản đồ" chi tiết định vị các phần của não điều khiển các hoạt động khác nhau của cơ thể.
Vì chức năng khác nhau cư trú ở các vị trí khác nhau, nên các nhận xét của Einstein về sự hình dung - mường tượng có ý nghĩa quan trọng đối với Witelson. Ở mức độ mà ở đó Einstein khám phá thiên nhiên, thì các vấn đề vật lý mà ông giải quyết là các bài toán. Nhìn vào phần não của Einstein liên quan đến việc lập luận toán học và so sánh nó với cùng khu vực đó ở các bộ não bình thường hơn, có thể sẽ cung cấp cho chúng ta chìa khóa giải đáp được bí ẩn thiên tài của Einstein.
Bà Witelson hiểu biết nhiều về các bộ não thông thường: Bà đã sưu tập chúng. Witelson đã nghiên cứu bộ sưu tập của mình và khôi phục lại não của những người đóng góp vào đây. Bộ sưu tập này gồm não của những người khỏe mạnh về mặt cơ thể lẫn tinh thần, có chỉ số thông minh từ 107 đến 125. Không có não của những người đần độn, nhưng cũng không có não của các nhà khoa học tên lửa.
Lần so sánh đầu tiên làm mọi người thấy ngượng vì bộ não của vị thiên tài tột đỉnh này rõ ràng là không có gì khác thường. Bà Witelson nói: "Giải phẫu thể đại não của Einstein nằm trong các giới hạn bình thường, trừ các thùy đỉnh. Sự nhận thức về thị giác và không gian, sự hình thành lập luận toán học và sự tưởng tượng về chuyển động đều được thực hiện chủ yếu thông qua trung gian là vùng đỉnh sau bên phải và bên trái". Nếu như bạn đã có lần tát vào bên đầu mình sau khi nói cái gì đó ngu ngốc, thì bạn đã đánh đúng chỗ đó rồi đấy. Trong não Einstein, các vùng này rộng hơn 15% so với bình thường và đang có khuynh hướng mất dần đi một cấu trúc gấp được tìm thấy trong não của tất cả những người bình thường như chúng ta.
Phát hiện này hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu trước đây cũng đã nhìn thấy những vùng não lớn ra tương tự như vậy. Bà Witelson cho biết: "Trong não của nhà toán học Gauss và nhà vật lý học Siljestrom, cũng thấy có sự phát triển rộng ra của các vùng đỉnh dưới".
DÙNG ĐẾN HAY ĐỂ MẦT?
Xét nghiệm của nhóm nghiên cứu Witelson không trả lời câu hỏi sâu hơn về việc liệu sự phát triển của các phần đặc biệt trong não có thể có liên quan đến sự thông minh hay không. Xét nghiệm này cũng không giải thích vùng não này đã lớn ra như thế nào. Bước kế tiếp các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành là xét nghiệm các nhà toán học tình nguyện, những người này sẽ làm toán trong khi được chụp PET(positron emission tomography: chụp tia X cắt lớp phát positron). Được dùng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu, các máy chụp cắt lớp PET tạo ra các hình ảnh cho thấy phần nào của não làm việc khi đối tượng thí nghiệm đang làm các công việc khác nhau. Kỹ thuật này đã từng được dùng đến để xác định các phần nào của não có liên quan khi chúng ta nhìn, nói hay suy nghĩ. Nếu như vùng đỉnh sau phát triển cực mạnh hơn bình thường ở những người có tài năng toán học, thì hình hiển thị của máy chụp PET sẽ sáng rực lên như cây thông Nô-en.
Nếu điều này xảy ra, các nhà khoa học sẽ đối mặt với một vấn đề thậm chí lớn hơn: Có phải một số người mới sinh ra đã có bộ não được điều chỉnh tự nhiên cho việc lập luận toán học? Hay là, sự khác biệt về mặt vật chất này là sản phẩm của sự trải nghiệm? Ý kiến cho rằng những gì mà một đứa bé nhìn, nghe và cảm nhận ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ từ lâu đã không còn là xa lạ. Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy: Các trải nghiệm thời thơ ấu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của não bộ. Chẳng hạn như những đứa bé bị bệnh đục nhân mắt bẩm sinh sẽ bị mù lòa nếu như bệnh không được chữa ngay. Các tế bào liên quan đến việc phân giải hình ảnh nhìn thấy, ở một mức độ nào đó, đơn giản là bị chết dần đi. Não của trẻ em xem ra cũng được "cài đặt" để học cách hiểu nhiều ngôn ngữ, miễn là chúng được dạy khi chúng còn rất nhỏ. Khi chúng đến tuổi trung học, các mối liên hệ thần kinh cho phép học nhanh các ngôn ngữ đã mất đi lâu rồi. Vì trường hợp trên là đã được xác nhận, nên có lẽ người ta sẽ tìm thấy được chìa khóa để trở thành thiên tài trong thời thơ ấu, và các trải nghiệm và kích thích mà trẻ trải qua.
Nếu như dòng lý luận khoa học ngày nay đi khám phá hoạt động của não trở nên mệt lử (như nhiều người hoài nghi là nó sẽ như vậy), thì bài học cuối cùng mà Einstein phải dạy có lẽ là: Sự phát triển của não bộ tuân thủ theo cùng quy luật tự nhiên như mọi phần khác của cơ thể. Nói cách khác, các bậc cha mẹ, nếu không khiến cho trẻ nhỏ dùng não bộ của mình, chúng sẽ mất nó. Và một trong những hậu quả có thể là: trẻ sẽ chẳng còn cảm giác khó chịu khi bị người lớn cấm xem ti vi!

Chú thích: Bộ não của Einstein đã được cắt ra thành những khối nhỏ và được nghiên cứu bởi các đồng nghiệp của ông, những người mà giờ đây khẳng định rằng bộ não của Einstein thực sự khác lạ

Doi song va cong trinh nghien cuu cua einstein

14/03/1879: Sinh tại Ulm, , Württemberg, Ðức
* 1880: Gia đình Einstein đến ở Munich
* 1895: Einstein thi rớt trường Ðại học Bách Khoa ở Zurich
* 1896: Lần này ông thi đậu và ra trường EPZ (Ecole Polytechnique de Zurich) năm 1990
* 1901: Einstein vô quốc tịch Thụy Sĩ
* 1900-1902: dạy học
* 1902: Ðược bổ nhiệm làm giám định viên hạng ba cho văn phòng bảo vệ bằng sáng chế thuế quan Berne (Thụy Sĩ). Trong khi rảnh, ông suy nghĩ về ánh sáng và đìện động (électrodynamique).
* 1903: Cưới Mileva Maric, bạn cùng Ðại học (Toán). 1904 sinh con trai: Hans Albert.
* 1905: Ðăng những bài khảo luận khoa học trên những vật thể đang chuyển động trên căn bản thuyết Tương Ðối Thu Hẹp và một giả thiết về Ánh Sáng 1907: Planck, rồi Born, Minkowski ghi thuyết Tương đối vô trong chương trình Vật lý. 1908: Ðược làm giáo sư Ðại học Berne rồi tại Ðại học Bách Khoa Zurich (EPZ). L Ðược tước danh dự Doctor Honoris Causa. Nổi tiếng toàn cầu. 1910: Sinh đứa con thứ hai, Edouard
* 1911: Một năm tại Prague (Tiệp Khắc) rồi trở lại Zurich năm 1912
* 1913: Einstein được bầu làm hội viên Hàn Lâl viện Khoa học Prusse (Phổ quốc)
* 1914: Einstein đến ở tại Berlin. Chia ly với Mileva
* 1915: Hoàn tất thuyết Tương đối Ðại cương và những công trình về Cợ học lượng tử.
* 1919: Li dị Miléva. Ông cưới em bà con của ông là Elsa, họ có 2 con là Ilse và Margot. Những nhà Thiên văn Anh quốc và Eddington về sự lệch của những tia sáng, sau một nhật thực.
* 1920: Hội nghị tổ chức tại Berlin chống lại thuyết Tương Ðối. Sự chạm trán giữa einstein với những nhà Khoa học Ðức.
* 1921: Du lịch qua Hoa kỳ
* 1922: Du lịch qua Pháp và Nhật Bản. Ðược giải Nobel về Vật lý Càng ngày càng lấn vô lãnh vực chính trị quan trọng: chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa phục quốc (Sionisme, Do Thái).
* 1924: Mở Viện Einstein tại Potsdam (20 km Tây Nam Berlin)
* 1927: Hội nghị Solvay: thảo luân công cộng giữa Einstein và Niels Bohr về Cơ học Lượng Tử
* 1930: Du lịch sang Hoa Kỳ
* 1933: Ðến ở tại Princeton.
* 1934: Tổng thống Roosevelt tiêp Einstein.
* 1936: Elsa mất
* 1939: Einstein viết cho Roosevelt để ra hiệu cho ông sự cần thiết tạo một bom nguyên tử.
* 1940: Ông nhận quốc tịch Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ quốc tịch Thụy sĩ.
* 1943: Tham vấn (consultant) tại văn hpòng chất nổ của Hải quân Hoa Kỳ
* 1946: Làm Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp của những nhà Khoa học Nguyên tử (Emergency Committee of Atomic Scientists). Thư cho Liên Hiệp Quốc (ONU) đòi thành lập một chính phủ quốc tế thực sự
* 1947: Giáo sư tại Berkeley * 1950: Ðại Học Jérusalem Do Thái được ký thác những tác phẩm của Einstein
* 1952: Ông được đề nghị làm chủ tịch Israël nhung ông từ chối.
* 1955: Einstein ký bản tuyên ngôn (manifeste) bỏ việc sử dụng khí giới hạch tâm.
* 18 tháng Tư 1955: Ông mất tại Princeton, New Jersey, USA