Monday, June 22, 2009

Einstein (1879-1955) Nhà Vật lý học, cha đẻ thuyết Tương Ðối và bom nguyên tử

Einstein (1879-1955) Nhà Vật lý học, cha đẻ thuyết Tương Ðối và bom nguyên tử. Dù đã mất từ năm 1955, ngày nay Albert Einstein vẫn còn cái để dạy cho chúng ta. Lần này là một bài học về khoa học thần kinh, và có lẽ là cả bài học về nuôi dạy trẻ. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng chất xám trong bộ não đã sản sinh ra một loạt đột phá khoa học, bao gồm cả Thuyết Tương Đối, các nhà nghiên cứu Canada đã đi đến kết luận: Bộ não của Einstein thật sự khác lạ. Đặc biệt là họ đã phát hiện thấy phần não liên quan đến việc lập luận toán học rộng hơn 15% so với bình thường, và không bị phân chia bằng một nếp gấp như vẫn thường thấy trong não của tất cả chúng ta.
Bộ não của Einstein là một mẫu vật có giá trị vì những lý do vượt ra ngoài việc Einstein có năng lực suy nghĩ siêu phàm. Trước hết là, não của ông có hình dạng cực tốt khi ông không còn dùng đến nó. Định mệnh đã can thiệp vào chuyện này bằng cách đã cho ông cái chết đột ngột, ông bị phình tắc động mạch chủ bụng. Einstein đã biết trước và đã sắp xếp để lại bộ não của mình cho các nhà khoa học nghiên cứu. Chính vì vậy, trong vòng 7 giờ sau khi Einstein mất, não của ông đã được lấy ra khỏi hộp sọ. Để tránh bị hư hỏng, nó đã được tiêm, và rồi được treo lơ lửng trong Formalin. Sau đó, bộ não của ông được đo đạc, chụp ảnh và cắt nhỏ thành 240 khối nhỏ, mỗi khối có kích thước như một thỏi đường. Các khối này được ngâm trong celloidin và một số đã được cắt thành những phần nhỏ hơn để xét nghiệm bằng kính hiển vi.
Những gì mà Einstein cho phép những người khác làm với chính bộ não của mình trong khi ông vẫn còn dùng đến nó đã khiến cho mẫu vật não mà ông để lại hữu ích hơn nhiều. Tự đánh giá có cái gì đó đặc biệt trong cách mà não của chính mình làm việc, Einstein đã cố gắng hết sức để giúp cho các nhà khoa học đồng nghiệp làm sáng tỏ bí ẩn này, bằng cách đồng ý xét nghiệm điện não để ghi lại hoạt động sóng não của mình. Ông cũng chấp nhận các cuộc phỏng vấn, trong đó ông giải thích là ông đã giải quyết các vấn đề như thế nào. Cách giải thích của ông nghe hết sức lạ thường. Có lần Einstein nói: "Chữ dường như chẳng có vai trò gì, mà là có ít hay nhiều các hình ảnh rõ ràng". Quan sát này đã cung cấp manh mối lâm sàng cho Sandra F.Witelson, trưởng nhóm nghiên cứu đại học McMaster, nhóm này xem ra đã khám phá ra bí ẩn bộ não của thiên tài Einstein.
BỘ BẢN ĐỒ NÃO
Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại thường hồ nghi: Các chức năng khác nhau có mối liên hệ với các phần khác nhau của não? Đặc biệt, họ chú ý thấy những cú đấm vào đằng sau sọ có thể gây mù lòa. Điều này càng được khẳng định một cách khoa học hơn trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ I bởi các bác sĩ phẫu thuật trong quân đội Đức, những người đã phẫu thuật binh lính bị thương ở đầu. Ngày nay, đã có một "bộ bản đồ" chi tiết định vị các phần của não điều khiển các hoạt động khác nhau của cơ thể.
Vì chức năng khác nhau cư trú ở các vị trí khác nhau, nên các nhận xét của Einstein về sự hình dung - mường tượng có ý nghĩa quan trọng đối với Witelson. Ở mức độ mà ở đó Einstein khám phá thiên nhiên, thì các vấn đề vật lý mà ông giải quyết là các bài toán. Nhìn vào phần não của Einstein liên quan đến việc lập luận toán học và so sánh nó với cùng khu vực đó ở các bộ não bình thường hơn, có thể sẽ cung cấp cho chúng ta chìa khóa giải đáp được bí ẩn thiên tài của Einstein.
Bà Witelson hiểu biết nhiều về các bộ não thông thường: Bà đã sưu tập chúng. Witelson đã nghiên cứu bộ sưu tập của mình và khôi phục lại não của những người đóng góp vào đây. Bộ sưu tập này gồm não của những người khỏe mạnh về mặt cơ thể lẫn tinh thần, có chỉ số thông minh từ 107 đến 125. Không có não của những người đần độn, nhưng cũng không có não của các nhà khoa học tên lửa.
Lần so sánh đầu tiên làm mọi người thấy ngượng vì bộ não của vị thiên tài tột đỉnh này rõ ràng là không có gì khác thường. Bà Witelson nói: "Giải phẫu thể đại não của Einstein nằm trong các giới hạn bình thường, trừ các thùy đỉnh. Sự nhận thức về thị giác và không gian, sự hình thành lập luận toán học và sự tưởng tượng về chuyển động đều được thực hiện chủ yếu thông qua trung gian là vùng đỉnh sau bên phải và bên trái". Nếu như bạn đã có lần tát vào bên đầu mình sau khi nói cái gì đó ngu ngốc, thì bạn đã đánh đúng chỗ đó rồi đấy. Trong não Einstein, các vùng này rộng hơn 15% so với bình thường và đang có khuynh hướng mất dần đi một cấu trúc gấp được tìm thấy trong não của tất cả những người bình thường như chúng ta.
Phát hiện này hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu trước đây cũng đã nhìn thấy những vùng não lớn ra tương tự như vậy. Bà Witelson cho biết: "Trong não của nhà toán học Gauss và nhà vật lý học Siljestrom, cũng thấy có sự phát triển rộng ra của các vùng đỉnh dưới".
DÙNG ĐẾN HAY ĐỂ MẦT?
Xét nghiệm của nhóm nghiên cứu Witelson không trả lời câu hỏi sâu hơn về việc liệu sự phát triển của các phần đặc biệt trong não có thể có liên quan đến sự thông minh hay không. Xét nghiệm này cũng không giải thích vùng não này đã lớn ra như thế nào. Bước kế tiếp các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành là xét nghiệm các nhà toán học tình nguyện, những người này sẽ làm toán trong khi được chụp PET(positron emission tomography: chụp tia X cắt lớp phát positron). Được dùng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu, các máy chụp cắt lớp PET tạo ra các hình ảnh cho thấy phần nào của não làm việc khi đối tượng thí nghiệm đang làm các công việc khác nhau. Kỹ thuật này đã từng được dùng đến để xác định các phần nào của não có liên quan khi chúng ta nhìn, nói hay suy nghĩ. Nếu như vùng đỉnh sau phát triển cực mạnh hơn bình thường ở những người có tài năng toán học, thì hình hiển thị của máy chụp PET sẽ sáng rực lên như cây thông Nô-en.
Nếu điều này xảy ra, các nhà khoa học sẽ đối mặt với một vấn đề thậm chí lớn hơn: Có phải một số người mới sinh ra đã có bộ não được điều chỉnh tự nhiên cho việc lập luận toán học? Hay là, sự khác biệt về mặt vật chất này là sản phẩm của sự trải nghiệm? Ý kiến cho rằng những gì mà một đứa bé nhìn, nghe và cảm nhận ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ từ lâu đã không còn là xa lạ. Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy: Các trải nghiệm thời thơ ấu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của não bộ. Chẳng hạn như những đứa bé bị bệnh đục nhân mắt bẩm sinh sẽ bị mù lòa nếu như bệnh không được chữa ngay. Các tế bào liên quan đến việc phân giải hình ảnh nhìn thấy, ở một mức độ nào đó, đơn giản là bị chết dần đi. Não của trẻ em xem ra cũng được "cài đặt" để học cách hiểu nhiều ngôn ngữ, miễn là chúng được dạy khi chúng còn rất nhỏ. Khi chúng đến tuổi trung học, các mối liên hệ thần kinh cho phép học nhanh các ngôn ngữ đã mất đi lâu rồi. Vì trường hợp trên là đã được xác nhận, nên có lẽ người ta sẽ tìm thấy được chìa khóa để trở thành thiên tài trong thời thơ ấu, và các trải nghiệm và kích thích mà trẻ trải qua.
Nếu như dòng lý luận khoa học ngày nay đi khám phá hoạt động của não trở nên mệt lử (như nhiều người hoài nghi là nó sẽ như vậy), thì bài học cuối cùng mà Einstein phải dạy có lẽ là: Sự phát triển của não bộ tuân thủ theo cùng quy luật tự nhiên như mọi phần khác của cơ thể. Nói cách khác, các bậc cha mẹ, nếu không khiến cho trẻ nhỏ dùng não bộ của mình, chúng sẽ mất nó. Và một trong những hậu quả có thể là: trẻ sẽ chẳng còn cảm giác khó chịu khi bị người lớn cấm xem ti vi!

Chú thích: Bộ não của Einstein đã được cắt ra thành những khối nhỏ và được nghiên cứu bởi các đồng nghiệp của ông, những người mà giờ đây khẳng định rằng bộ não của Einstein thực sự khác lạ

Doi song va cong trinh nghien cuu cua einstein

14/03/1879: Sinh tại Ulm, , Württemberg, Ðức
* 1880: Gia đình Einstein đến ở Munich
* 1895: Einstein thi rớt trường Ðại học Bách Khoa ở Zurich
* 1896: Lần này ông thi đậu và ra trường EPZ (Ecole Polytechnique de Zurich) năm 1990
* 1901: Einstein vô quốc tịch Thụy Sĩ
* 1900-1902: dạy học
* 1902: Ðược bổ nhiệm làm giám định viên hạng ba cho văn phòng bảo vệ bằng sáng chế thuế quan Berne (Thụy Sĩ). Trong khi rảnh, ông suy nghĩ về ánh sáng và đìện động (électrodynamique).
* 1903: Cưới Mileva Maric, bạn cùng Ðại học (Toán). 1904 sinh con trai: Hans Albert.
* 1905: Ðăng những bài khảo luận khoa học trên những vật thể đang chuyển động trên căn bản thuyết Tương Ðối Thu Hẹp và một giả thiết về Ánh Sáng 1907: Planck, rồi Born, Minkowski ghi thuyết Tương đối vô trong chương trình Vật lý. 1908: Ðược làm giáo sư Ðại học Berne rồi tại Ðại học Bách Khoa Zurich (EPZ). L Ðược tước danh dự Doctor Honoris Causa. Nổi tiếng toàn cầu. 1910: Sinh đứa con thứ hai, Edouard
* 1911: Một năm tại Prague (Tiệp Khắc) rồi trở lại Zurich năm 1912
* 1913: Einstein được bầu làm hội viên Hàn Lâl viện Khoa học Prusse (Phổ quốc)
* 1914: Einstein đến ở tại Berlin. Chia ly với Mileva
* 1915: Hoàn tất thuyết Tương đối Ðại cương và những công trình về Cợ học lượng tử.
* 1919: Li dị Miléva. Ông cưới em bà con của ông là Elsa, họ có 2 con là Ilse và Margot. Những nhà Thiên văn Anh quốc và Eddington về sự lệch của những tia sáng, sau một nhật thực.
* 1920: Hội nghị tổ chức tại Berlin chống lại thuyết Tương Ðối. Sự chạm trán giữa einstein với những nhà Khoa học Ðức.
* 1921: Du lịch qua Hoa kỳ
* 1922: Du lịch qua Pháp và Nhật Bản. Ðược giải Nobel về Vật lý Càng ngày càng lấn vô lãnh vực chính trị quan trọng: chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa phục quốc (Sionisme, Do Thái).
* 1924: Mở Viện Einstein tại Potsdam (20 km Tây Nam Berlin)
* 1927: Hội nghị Solvay: thảo luân công cộng giữa Einstein và Niels Bohr về Cơ học Lượng Tử
* 1930: Du lịch sang Hoa Kỳ
* 1933: Ðến ở tại Princeton.
* 1934: Tổng thống Roosevelt tiêp Einstein.
* 1936: Elsa mất
* 1939: Einstein viết cho Roosevelt để ra hiệu cho ông sự cần thiết tạo một bom nguyên tử.
* 1940: Ông nhận quốc tịch Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ quốc tịch Thụy sĩ.
* 1943: Tham vấn (consultant) tại văn hpòng chất nổ của Hải quân Hoa Kỳ
* 1946: Làm Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp của những nhà Khoa học Nguyên tử (Emergency Committee of Atomic Scientists). Thư cho Liên Hiệp Quốc (ONU) đòi thành lập một chính phủ quốc tế thực sự
* 1947: Giáo sư tại Berkeley * 1950: Ðại Học Jérusalem Do Thái được ký thác những tác phẩm của Einstein
* 1952: Ông được đề nghị làm chủ tịch Israël nhung ông từ chối.
* 1955: Einstein ký bản tuyên ngôn (manifeste) bỏ việc sử dụng khí giới hạch tâm.
* 18 tháng Tư 1955: Ông mất tại Princeton, New Jersey, USA

Monday, May 18, 2009

On thi tot nghiep

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

KẾ HOẠCH ÔN THI TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CAO ĐẲNG QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 8

Các lớp CDKQ8 thi 3 môn:
- Khoa học Mác Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Môn cơ sở ngành (gồm Quan hệ kinh tế quốc tế và Quản trị kinh doanh quốc tế), thi tự luận;
- Môn chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp quốc tế (gồm các môn: Quản trị ngoại thương, Giao nhận-vận tải và bảo hiểm, Đàm phán kinh doanh quốc tế, Thanh toán quốc tế và Marketing quốc tế), thi tự luận.

I. KHOA HỌC MÁC LÊ-NIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (nội dung ôn thi và lịch ôn theo kế hoạch chung của Khoa Mác- Lênin)

II. MÔN CƠ SỞ NGÀNH (gồm Quan hệ kinh tế quốc tế và Quản trị kinh doanh quốc tế)
2.1. Môn thứ nhất: Quan hệ kinh tế quốc tế
2.1.1 Các câu hỏi mang tính tham khảo để học ôn:

1. Hãy trình bày nội dung chính của các học thuyết: trường phái Trọng thương, Adam Smith, David Ricardo?
2. Hãy trình bày các hình thức liên kết KT nhà nước?
3. Các nguyên tắc cơ bản để điều chỉnh Thương mại Quốc tế?
4. Hãy trình bày các hình thức liên kết Kinh tế Quốc tế tư nhân?
5. Lịch sử hình thành và phát triển của khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)?
6. Những điều kiện để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập(GSP)
7. Lịch sử hình thành và phát triển của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới)?
8. Điều kiện để được hưởng CEPT (Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung)?
9. Sinh viên hãy nêu cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động ASEAN?
10. Nội dung chính của các chính sách ngoại thương (ưu, nhược điểm)?

2.1.2. Tài liệu học tập
Sách, giáo trình chính, các chương: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
1. GS. TS. Võ Thanh Thu (2003), “Quan hệ kinh tế quốc tế”, NXB TK.
2. TS Hà Thị Ngọc Oanh, 2006, Kinh tế đối ngoại, NXB Lao động –Xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. GS-TS Võ Thanh Thu, 2006, Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Lao động-Xã hội.
2. TS Hà Thị Ngọc Oanh, 2004, Kỹ thuật kinh doanh thương mại quốc tế, NXB Thống kê.
3. TS. Hoàng Vĩnh Long, 2004, Kinh tế học quốc tế, Khoa Kinh tế - Đại học quốc gia Tp.HCM.
4. Các tài liệu khác

2.2 Môn thứ hai: Quản trị kinh doanh quốc tế
2.2.1 Các câu hỏi mang tính tham khảo để học ôn:

1. Khái niệm toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa có mấy bộ phận chính? Phân tích nguyên nhân toàn cầu hóa?
2. Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến việc làm và thu nhập?
3. Tại sao các công ty ngày nay có xu hướng muốn trở thành công ty đa quốc gia?
4. Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến môi trường và chủ quyền quốc gia?
5. Trình bày đặc trưng của công ty đa quốc gia, lấy ví dụ minh họa?
6. Phân tích các nhân tố tác động đến tính cạnh tranh quốc tế của một quốc gia trong một ngành công nghiệp, ví dụ minh họa?
7. Khái niệm về văn hóa và các yếu tố của văn hóa, cho ví dụ minh họa. Ý nghĩa của hiểu biết sự khác biệt về văn hóa trong kinh doanh quốc tế?
8. Phân tích những nguyên nhân mà các quốc gia đưa ra hàng rào thương mại?
9. Phân tích các loại hàng rào thương mại?
10. Trình bày chuỗi giá trị của một công ty khi phân tích môi trường bên trong?
11. Trình bày những phương hướng chiến lược của công ty đa quốc gia: 4 triết lý từ đó hình thành 4 dạng chiến lược?
12. Trình bày 5 lực lượng cạnh tranh công nghiệp trong phân tích môi trường bên ngoài, cho ví dụ minh họa.
13. Trình bày thuận lợi và bất lợi của liên minh chiến lược, cho ví dụ minh họa?
14. Phân tích những rào cản đối với truyền thông quốc tế, cho ví dụ minh họa?
15. Lập luận ủng hộ và phản đối quảng cáo tiêu chuẩn hóa toàn cầu, cách khắc phục sự khác biệt giữa các quốc gia trong quảng cáo tiêu chuẩn hóa toàn cầu?
16. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chiến lược truyền thông?
17. Trình bày ưu và nhược điểm của việc sản xuất tất cả những bộ phận của sản phẩm và mua ngoài của quản trị sản xuất quốc tế?
18. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định địa điểm sản xuất?
19. Trình bày 4 hệ thống kiểm soát được sử dụng trong các công ty đa quốc gia.
20. Trình bày 3 loại chính sách nhân sự trong các tổ chức toàn cầu, ưu nhược điểm của mỗi loại?
2.2.2 Tài liệu ôn tập
Bài giảng “Quản trị kinh doanh quốc tế”của cô Phan Thị Thu Trang, chương 1,2,3,4,5,6,7
Sách, Giáo trình chính:
- Giáo trình “Quản trị kinh doanh quốc tế”, Bùi Lê Hà và tập thể tác giả, 2007, NXB Thống kê
- Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Nguyễn Đông Phong và tập thể tác giả, 2005, NXB thống kê
Sách, giáo trình tham khảo:
- Kinh doanh quốc tế - môi trường và hoạt động, John D. Daniesl – Lee H. Radelbaugk, NXB thống kê
- Giáo trình kinh doanh quốc tế, học viện công nghệ bưu chính viễn thông, NXB bưu điện
- Giáo trình kinh doanh quốc tế, trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Lao động-xã hội

3. MÔN CHUYÊN NGÀNH gồm các môn: Quản trị ngoại thương, Giao nhận-vận tải và bảo hiểm, Đàm phán kinh doanh quốc tế, Thanh toán quốc tế và Marketing quốc tế)

3.1 Môn thứ nhất: Quản trị ngoại thương
3.1.1. Câu hỏi mang tính tham khảo để học ôn:
1. Hoàn giá là gì ? Khi hoàn giá thì chào giá trước đó có giá trị không ? Hoàn giá do ai đưa ra ? Trong hoàn giá này có đề cập điều kiện giao hàng FOB stowed and trimmed hãy trình bày điều kiện này?
2. Incoterms là gì? Nhóm FOB, CFR CIF và nhóm FCA, CPT, CIP được dùng trong phương thức vận tải nào, nhóm nào lấy lan can tàu làm điểm chuyển rủi ro? Phạm vi áp dụng của Incoterms?
3. Incoterms là gì? Nhóm EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DDU, DDP được dùng trong phương thức vận tải nào? Để lựa chọn Incoterms người ta cần chú ý tới những vấn đề nào?
4. Hợp đồng ngọai thương là gì? Trong hợp đồng có nêu điều kiện cơ sở giao hàng FCA, hãy trình bày điều kiện đó và vận đơn liên hợp (combined B/L)?
5. Hợp đồng xuất khẩu là gì? Theo bạn nên bán hàng theo FOB hay CIF và dựa vào đâu để quyết định bán theo FOB hay CIF?
6. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Xét về nội dung quan hệ kinh doanh có mấy loại hợp đồng? Trình bày nghĩa vụ của người bán và người mua hàng theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF?
7. Giấy chứng nhận xuất xứ là gì? Có bao nhiêu loại chứng nhận xuất xứ? Công dụng của Form A là gì?
8. Giấy chứng nhận xuất xứ là gì? Có bao nhiêu loại chứng nhận xuất xứ? Công dụng của Form D là gì?
9. Thủ tục hải quan là gì? Chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục hải quan cho một lô hàng xuất khẩu? Hãy trình bày những thủ tục hải quan cần làm để thực hiện hợp đồng xuất khẩu?
10. Thủ tục hải quan là gì? Chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục hải quan cho một lô hàng nhập khẩu? Hãy trình bày tóm tắt những công việc cần làm để thực hiện hợp đồng nhập khẩu?
3.1.2 Tài liệu ôn tập: Ôn Chương 1, 6, 9, 10, 11.
Sách, giáo trình chính
- PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình kỹ thuật ngoại thương
Tài liệu tham khảo
- GS-TS Võ Thanh Thu, 2006, Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Lao động-Xã hội.
- TS Hà Thị Ngọc Oanh, 2004, Kỹ thuật kinh doanh thương mại quốc tế, NXB Thống kê.
- Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương
3.2. Môn thứ hai: Vận tải và bảo hiểm
3.2.1. Câu hỏi mang tính tham khảo để học ôn:
1. Vận tải quốc tế là gì? Hãy trình bày tác dụng của vận tải quốc tế đối với thương mại quốc tế. Cho ví dụ minh chứng?
2. Quyền về vận tải là gì? Trình bày những thuận lợi khi giành được quyền về vận tải? Cho ví dụ minh chứng?
3. Quyền về vận tải là gì? Trình bày những bất lợi khi không giành được quyền về vận tải? Cho ví dụ minh chứng?
4. Giới hạn dưới của giá cước là gì? Trong thực tế chủ tàu có thể chấp nhận giá cước nhỏ hơn giới hạn dưới hay không? Tại sao? Cho ví dụ minh chứng?
5. Tàu chợ, thuê tàu chợ và vận đơn của tàu chợ là gì? Hãy cho biết sự khác biệt giữa vận đơn của tàu chợ và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến, loại vận đơn nào được ngân hàng mở L/C đương nhiên chấp nhận thanh toán tiền hàng nếu thanh toán bằng L/C? Tại sao?
6. Tàu chuyến, thuê tàu chuyến và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu là gì? Hãy cho biết sự khác biệt giữa vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến và vận đơn của tàu chợ, loại vận đơn nào không được ngân hàng mở L/C chấp nhận thanh toán tiền hàng nếu thanh toán bằng L/C? Tại sao?
7. Vận đơn đường biển là gì? Vận đơn có những chức năng nào? Chức năng nào mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay? Trình bày vận đơn thẳng (trực tiếp)?
¬8. Bảo hiểm là gì? Trình bày bản chất, chức năng của bảo hiểm? Trong các điều kiện giao hàng: FOB, FCA, CFR, CIF, CPT, điều kiện giao hàng nào người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa?
¬9. Rủi ro trong bảo hiểm vận tải quốc tế là gì? Phân loại theo nguồn gốc của bảo hiểm? Trong các điều kiện giao hàng: FOB, FCA, CFR, CIF, CPT, điều kiện giao hàng nào người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa?
¬¬10. Rủi ro trong bảo hiểm vận tải quốc tế là gì? Phân loại theo các điều kiện của bảo hiểm? Trong các điều kiện giao hàng: FOB, FCA, CFR, CIF, CPT, điều kiện giao hàng nào người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa?
3.2.2. Tài liệu học tập môn vận tải và bảo hiểm: Ôn Chương 3, 4 (vận tải), 4 (bảo hiểm).
Sách, giáo trình chính
- TS Triệu Hồng Cẩm, (1999), Vận tải bảo hiểm ngoại thương, NXB Thống kê.
Tài liệu tham khảo
- PGS TS Hoàng Văn Châu, 2003, Vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, NXB Khoa học Kỹ thuật.
- PGS-TS Nguyễn Hồng Đàm, 2003, Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Giao thông-Vận tải.
- TS. Nguyễn Như Tiến, 2001, Hướng dẫn sử dụng vận đơn đường biển trong thương mại và hàng hải quốc tế, NXB Giao thông-Vận tải.
3.3 Môn thứ ba: Đàm phán kinh doanh quốc tế: Ôn Chương 1, 5.
Sách, giáo trình chính
- PGS-TS Đoàn Thị Hồng Vân, Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
- Nguyễn Thiết Sơn, 2004, Các công ty xuyên quốc gia, Khoa Kinh tế Đại học quốc gia TP.HCM, NXB ĐHQG TP.HCM.
- PGS-TS Nguyễn Đông Phong, 2002, Kinh doanh toàn cầu ngày nay, NXB Thống kê.
- Dương Hữu Hạnh, 2006, Kinh doanh quốc tế và thị trường toàn cầu, NXB Lao động-Xã hội.
- TS. Hà Thị Ngọc Oanh, 2006, Đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, NXB Lao động –Xã hội.
Tài liệu tham khảo
- GS_TS Nguyễn Trọng Chuẩn, 2006, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21, NXB Chính trị QG HCM.
- Nguyễn Thành Danh, 2005, Thương mại quốc tế, NXB Lao động-Xã hội

3.4 Môn thứ tư: Thanh toán quốc tế
3.4.1 Câu hỏi mang tính tham khảo để học ôn:

1. Tại một ngân hàng có các tỷ giá hối đoái và lãi suất theo năm như sau:
Tỷ giá
Giao ngay 1 tháng 2 tháng 3 tháng
Mua bán mua bán mua bán mua bán
SGD/JPY 67,00 69,00
USD/GBP 0,6980 0,7015
Lãi suất 1 tháng (%) 2 tháng (%) 3 tháng (%)
Gửi vay Gửi Vay Gửi Vay
SGD 4,5 5,2 4,55 5,23 4,6 5,25
JPY 1 1,5 1 1,5 1 1,5
GBP 2 2,5 2,03 2.55 2,05 2,55
USD 3,5 5 3,54 5,03 3,57 5,05
Hãy tính toán tỷ giá mua và bán kỳ hạn 1,2,3 tháng và hoàn thành bảng yết tỷ giá của ngân hàng này.
2. Ngày 2/5/2009 vào một cùng một thời điểm, trên 3 thị trường tiền tệ Singapore, Tokyo, Hongkong có các tỷ giá sau
Singapore: USD/SGD = 1,5625/50
Tokyo: USD/JPY = 129,45/130,50
HongKong: SGD/JPY = 86,20/86,50
Giả sử tại các nước đều có cơ chế quản lý tiền tệ hoàn toàn tự do và các đồng tiền đều là đồng tiền tự do chuyển đổi. Hãy tính trong trường hợp có một nhà kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp lần lượt có 1 triệu USD, 1 triệu SGD, 1 triệu JPY ứng dụng nghiệp vụ acbit đầu cơ kiếm được bao nhiêu tiền.
3. Giả sử tại một ngân hàng có bảng yết giá như sau:
USD/VND = 17650/17800
GBP/USD = 1,4520/60
AUD/USD = 0,7240/90
USD/JPY = 92,55/93,80
Xác định các tỷ giá chéo sau, kể cả tỷ giá mua và tỷ giá bán : GBP/VND, AUD/VND, GBP/AUD, GBP/JPY, JPY/VND, AUD/JPY
4. Cô Thư mua một quyền chọn mua của ACB có các điều khoản giao dịch được ghi trong hợp đồng như sau:
• Người bán quyền: Ngân hàng ACB
• Người mua quyền: Nguyễn Thị Thư
• Loại quyền: Chọn mua (call)
• Kiểu quyền: Kiểu Mỹ
• Số lượng ngoại tệ: 100.000 EUR
• Tỷ giá thực hiện: 1,2303
• Thời hạn hiệu lực của quyền chọn: 90 ngày kể từ ngày thỏa thuận
• Phí mua quyền: 0,01 USD cho mỗi EUR

Tỷ giá giao ngay hiện tại là EUR/USD = 1,2228 và hợp đồng vẫn còn trong thời hạn hiệu lực. Vì cô Thư chưa am hiểu lắm về giao dịch quyền chọn nên nhờ bạn tư vấn giúp. Theo bạn:
a. Hiện tại cô Thư có nên thực hiện hợp đồng quyền chọn hay không. Nếu nên thì cô được lợi gì? Nếu chưa thì cô nên làm gì với quyền chọn?
b. Cô Thư mong đợi gì ở tỷ giá thị trường giao ngay? Ở mức tỷ giá như thế nào trên thị trường giao ngay thì cô Thư nên thực hiện quyền chọn?
c. Cho một ví dụ cụ thể về mức tỷ giá mà ở đó cô Thư có thể thực hiện quyền chọn và xác định cô sẽ lãi bao nhiêu? Khi ấy ACB sẽ lãi hay lỗ bao nhiêu?
d. Nếu mức tỷ giá trên không xảy ra và hết thời hạn thực hiện hợp đồng không có cơ hội thực hiện quyền chọn, cô Thư sẽ tổn thất bao nhiêu?
5. Anh Thái mua một quyền chọn mua của ACB có các điều khoản giao dịch được ghi trong hợp đồng như sau:
• Người bán quyền: Ngân hàng ACB
• Người mua quyền: Nguyễn Văn Thái
• Loại quyền: Chọn bán (put)
• Kiểu quyền: Kiểu Mỹ
• Số lượng ngoại tệ: 100.000 EUR
• Tỷ giá thực hiện: 1,2303
• Thời hạn hiệu lực của quyền chọn: 90 ngày kể từ ngày thỏa thuận
• Phí mua quyền: 0,01 USD cho mỗi EUR

Tỷ giá giao ngay hiện tại là EUR/USD = 1,2228 và hợp đồng vẫn còn trong thời hạn hiệu lực. Vì anh Thái chưa am hiểu lắm về giao dịch quyền chọn nên nhờ bạn tư vấn giúp. Theo bạn:
a. Hiện tại anh Thái có nên thực hiện hợp đồng quyền chọn hay không. Nếu nên thì anh Thái được lợi gì? Nếu chưa thì anh nên làm gì với quyền chọn?
b. Anh Thái mong đợi gì ở tỷ giá thị trường giao ngay? Ở mức tỷ giá như thế nào trên thị trường giao ngay thì anh Thái nên thực hiện quyền chọn?
c. Cho một ví dụ cụ thể về mức tỷ giá mà ở đó anh Thái có thể thực hiện quyền chọn và xác định anh sẽ lãi bao nhiêu? Khi ấy ACB sẽ lãi hay lỗ bao nhiêu?
d. Nếu mức tỷ giá trên không xảy ra và hết thời hạn thực hiện hợp đồng không có cơ hội thực hiện quyền chọn, anh Thái sẽ tổn thất bao nhiêu?

6. Một hợp đồng có giá trị 100.000 EUR được bảo đảm bằng rổ tiền tệ gồm GBP, USD, JPY, AUD, CNY biết tỷ giá ngày ký hợp đồng và ngày thực hiện thanh toán của đồng EUR so với các đồng tiền đảm bảo như sau:
Tên đồng tiền Tỷ giá ngày ký hợp đồng Tỷ giá ngày thanh toán
GBP 0,8350 0,8520
USD 1,4360 1,2950
JPY 125,00 120,50
AUD 1,7500 1,5605
CNY 12,25 13,20

Tính số EUR thực tế phải thanh toán tại ngày thanh toán theo hai cách tính



7. Một hợp đồng mua bán gạo giữa công ty Vinafood của Việt Nam và công ty PIX của Nhật Bản có một số điều khoản sau:
1. Commodity: VietNam white long grain rice, broken 5%, crop 2008-2009
2. Quantity: 500 MTs more or less 10% at the Seller’s option
3. Price: USD 750/MT FOB Incoterms 2000 Hochiminh city port
Total amount: USD 3,750,000.00 (more or less 10%)
4. Shipment:
- To be effected by 15th , November 2009
- Shipping Line and vessel tobe nominated by buyers
- Partial shipment: allowed
- Transshipment: prohibited
5. Terms of payment: By irrevocable letter of credit at sight: Buyer shall open an irrevocable letter of credit at sight in favor of the Seller advising through VCB Hochiminh city branch
Sau đó nhà xuất khẩu nhận được một thông báo kèm với L/C từ ngân hàng VCB chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có một số nội dung sau:
32B: CURENCY CODE AMOUNT : CURRENCY : USD
AMOUNT : # 3,750,000.00#
39A: PERCENTAGE CREDIT AMOUNT TOLERANCE: 05/10
41D: AVAILABLE WITH …BY..-NAME/ADDR : ANY BANK BY NEGOTIATION
42C: DRAFT AT : 30 DAYS AFTER SIGHT FOR 100PCT OF INVOICE
44D: LATEST DATE OF SHIPMENT : 2008/10/15
43P: PARTIAL SHIPMENT : PROHIBITED
43T: TRANSHIPMENT : PERMITED
45A: DESCRIPTION OF GOODS AND/OR SERVICES:
Commodity: VietNam whitt long grain rice,broken 10%, crop 2007-2008
Quantity: 500 MTs more or less 10% at the Seller’s option
Price: USD 750/MT FOB Incoterms 2000 Hochiminh city port
Total amount: USD 3,750,000.00 (more or less 10%)
46A: DOCUMENTS REQUIRED:
+Signed Commercial invoices in triplicate
+Full set (3 /3) clean shipped on board ocean Bills of Lading made out to order of S.A.S IMPORT N.V, marked Freight Prepaid and notify the applicant.
+Certificate of Origin issued by Vietnam chamber of commerce and industry
+Detailed Packing list in triplicate
+ Certificate of quality and quantity issued by SGS Singapore branch
+ Certificate of insurance for 110% invoice value
48 : PERIOD OF PRESENTATION : DOCUMENTS MUST BE PRESENTED WITHIN 5 DAYS AFTER THE DATE OF SHIPMENT BUT WITHIN THE VALIDITY OF THIS CREDIT”

Sinh viên hãy kiểm tra và tu chỉnh các nội dung của L/C trên nếu cần và giải thích?
8. Thư tín dụng dự phòng, thư tín dụng đối ứng, thư tín dụng tuần hoàn, thư tín dụng có thể chuyển nhượng được, thư tín dụng giáp lưng là gì? Trường hợp áp dụng?
9. Ký hậu hối phiếu là gì? Trình bày các loại ký hậu hối phiếu?
10. Trình bày quy trình nghiệp vụ của phương thức tín dụng chứng từ?
3.4.2 Tài liệu ôn tập
Môn “Thanh toán quốc tế”, chương 1,2,3
Sách, giáo trình chính:
- Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, 2002, NXB Thống kê
Sách, giáo trình tham khảo
- Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, GS.TS Đinh Xuân Trình, 2007, NXB Thống kê
- UCP 600
- Thanh toán quốc tế, PGS.TS Trần Hoàng Ngân-TS.Nguyễn Minh Kiều, 2007, NXB Thống kê
3.5 Môn Marketing quốc tế
3.5.1 Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp Các câu hỏi mang tính tham khảo để học ôn của từng môn:

1. Hãy trình bày môi trường Kinh tế Xã hội trong Marketing quốc tế?
2. Hãy trình bày môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế?
3. Hãy trình bày phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước?
4. Hãy trình bày phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài?
5. Theo Sinh viên, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để xây dựng thương hiệu quốc tế của mình trong bối cảnh hiện nay?
6. Các yêu cầu cần thiết của một nhãn hiệu quốc tế tốt? Hãy ví dụ chứng minh cụ thể
7. Hãy nêu các chiến lược giá quốc tế? Nhận xét ưu, nhược điểm của mỗi chiến lược cụ thể?
8. Hãy trình bày và giải thích các cách định vị SP theo Philip Kotler? Nêu ‎ý nghĩa của từng bước?
9. Hãy nêu và giải thích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối SP quốc tế?
10. Hãy trình bày tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa SP? Giải thích cụ thể
3.5.2 Tài liệu ôn tập:
Môn “Marketing quốc tế”: ôn tập chương 2, 3, 4, 5, 6, 7
Sách, giáo trình chính:
- Nguyễn Đông Phong, giáo trình “Marketing quốc tế”
Sách tham khảo:
- Đỗ Hữu Vinh, sách “Marketing xuất nhập khẩu”, 2006
- Dương Hữu Hạnh, sách “ Quản trị Marketing trong thị trường toàn cầu”, 2006
- Dương Hữu Hạnh, sách “Các chiến lược và các kế hoạch Marketing xuất khẩu”, 2000
- Dương Hữu Hạnh, “Kinh doanh quốc tế trong thị trường toàn cầu”
- Các tài liệu khác
• Sinh viên không sử dụng bất cứ tài liệu nào
• Thời gian cho mỗi câu dự kiến tối đa là 30’
Thời gian làm bài thi: 120 hoặc 180 phút
Hình thức thi: Tự luận (hay viết)
Không sử dụng tài liệu
Câu hỏi trong mỗi đề thi có thể gồm 3 câu:
- 1 câu nằm trong 2.1 hoặc 2.2
- 1 câu nằm trong 3.1 hoặc 3.2, 3.3, 3.4
- 1 câu nằm trong 3.5
Cách trả lời các câu hỏi thi:
- Trước hết phải định nghĩa cho một số khái niệm chính trong câu hỏi
- Đưa ra các yếu tố (nhiệm vụ/ chức năng/công việc…)
- Giải thích và dẫn chứng cụ thể về một doanh nghiệp mà Bạn đã đi thực tập tốt nghiệp vừa qua
Cách làm bài :
- Cố gắng làm đủ tất cả các câu hỏi trong đề thi và các yêu cầu trong từng đề thi.
- Có đánh số thứ tự hoặc gạch đầu dòng các định nghĩa, yếu tố (nhiệm vụ/ chức năng/công việc…)
- Chữ viết đẹp, rõ ràng, không viết tắt những từ khó hiểu

TẤT CẢ THẦY CÔ KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH CHÚC CÁC EM HỌC GIỎI VÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG.